Các phần thi trong Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa của học sinh 8 trường THCS tỉnh Khánh Hòa – Video: MINH CHIẾN

Hội thi được Sở Văn hóa – thể thao tỉnh Khánh Hòa tổ chức vào sáng 24-11 tại TP Nha Trang.

Tham gia hội thi là những học sinh đang theo học tại 8 trường THCS đại diện cho TP Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và các huyện: Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh. 

Phần thi chào hỏi được sân khấu hóa do học sinh tại thị xã Ninh Hòa thể hiện – Ảnh: MINH CHIẾN

Mỗi đội thi đều mang đến những tiết mục đặc sắc của văn hóa địa phương mình. Phần thi chào hỏi được học sinh thể hiện bằng hình thức nghệ thuật sân khấu hóa hoặc tuyên truyền miệng bằng hình thức hò bá trạo, hô bài chòi.   

Nhiều tiết mục học sinh hóa thân thành những vị anh hùng, già làng, trưởng bản… để giới thiệu về mảnh đất quê hương với những truyền thống về lịch sử, văn hóa độc đáo. 

Qua những làn điệu, vở kịch, hát đối đáp, những câu chuyện về di tích khảo cổ học nổi tiếng ở Khánh Hòa như: địa điểm khảo cổ Hòa Diêm, di chỉ xóm Cồn, di chỉ Diên Sơn… được tái hiện trên sân khấu.

Học sinh hò bá trạo, hô bài chòi tái hiện câu chuyện về di sản văn hóa - Ảnh 3.

Tiết mục hóa thân thành vua Quang Trung của học sinh Trường THCS Quang Trung – Ảnh: MINH CHIẾN

Tại chương trình, những thầy cô giáo, ban giám khảo, nghệ nhân cùng nhiều người xem lớn tuổi cảm thấy bất ngờ ở phần thi tài năng khi những tiết mục nghệ thuật truyền thống như: hò bá trạo, hô bài chòi… được học sinh THCS biểu diễn một cách say mê và cuốn hút. 

Học sinh hò bá trạo, hô bài chòi tái hiện câu chuyện về di sản văn hóa - Ảnh 4.

Tiết mục hò bá trạo của học sinh trường THCS TP Nha Trang – Ảnh: MINH CHIẾN

Bạn Nguyễn Nam Phương (lớp 8/1 Trường THCS Trần Đại Nghĩa, huyện Cam Lâm) chia sẻ từ trước đến nay em chỉ biết đến những di tích, di sản văn hóa địa phương thông qua hình ảnh, mạng Internet chứ không có cơ hội tìm hiểu kỹ. Thông qua những cuộc thi như thế này, em biết được ý nghĩa nên càng yêu thích hơn.

Cô Thái Thị Hồng Minh, giáo viên Trường THCS Nguyễn Hiền (TP Nha Trang), chia sẻ những chương trình sân khấu hóa các loại hình này rất hay, giúp học sinh hiểu sâu hơn.

Ông Lê Văn Hoa, phó giám đốc Sở Văn hóa – thể thao tỉnh Khánh Hòa, cho biết Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa được tổ chức với mục đích khuyến khích học sinh nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị, ý nghĩa của di sản văn hóa, từ đó góp phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc.

Học sinh hò bá trạo, hô bài chòi tái hiện câu chuyện về di sản văn hóa - Ảnh 5.

Ban tổ chức trao giải cho các đội thắng cuộc – Ảnh: MINH CHIẾN

Lồng ghép câu hỏi Trường Sa

Phần thi trắc nghiệm ở Hội thi tìm hiểu di sản văn hóa cấp tỉnh Khánh Hòa có xen kẽ những câu hỏi về quần đảo Trường Sa. Câu hỏi: “Có một hòn đảo được mang tên người liệt sĩ đã hi sinh ở di tích quốc gia, địa điểm lưu niệm tàu C235 (đường Hồ Chí Minh trên biển), đó là đảo nào?” (đáp án đảo Phan Vinh).

Cùng với đó là những thông tin khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

20190526 cu dao 4read only 1560046636332186795523 crop 1560046686393885390244‘Báu vật sống’ 94 tuổi của bài chòi Bình Định

TTO – Ở tuổi 94, cụ Lê Thị Đào (ở xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân vì có nhiều đóng góp xuất sắc cho việc bảo tồn, truyền dạy, phát triển nghệ thuật bài chòi.


Thư Viện Tài Liệu

Trung Tâm Tứ Hải

Liên Hệ

25/25 Nguyễn Bỉnh Khiêm,
P. Bến Nghé, Q.1, Hồ Chí Minh

+84 91 657 90 68
Nhapdiem.tuhai@gmail.com