Hagakure

Luận đàm về cốt tủy võ sĩ đạo

Yamamoto Tsunetomo

“Đạo của người võ sĩ được nhìn thấy trong sự chết!”

Hagakure nói lên rằng đời sống là một tổng thể phải có cái chết thì mới hoàn chỉnh; sống và chết liên kết chặt chẽ với nhau, cái chết càng cao quý thì sự sống càng đẹp đẽ. Hơn nữa, cái chết cao quý là kết quả của một đời người sống mà như đã chết.”

“Chúa Katsushige tuyên bố, “Những người xuất thân bần hàn không bao giờ được quên quá khứ của mình.” Ngài cũng nói: “Đặt quá khứ ở phía trước, sao cho anh không để nó lại đằng sau mà quên đi anh từ đâu đến.”

Tư tưởng võ sĩ đạo trong Hagakure khiến cuốn sách này liên tục lọt vào các bảng bình chọn các cuốn sách làm thay đổi cuộc đời!

*

Tác giả cuốn sách này, võ sĩ Yamamoto Tsunetomo là samurai phụng sự suốt đời dưới quyền chỉ huy của lãnh chúa phiên Saga là tướng quân Nabeshima Mitsushige. Khi lãnh chúa Nabeshima qua đời vào năm 1700, Yamamoto Jōchō không được phép tuẫn tử để chết theo chủ tướng nên ông chọn cách tuẫn tử về mặt xã hội là đi ở ẩn. Trong thời gian ở ẩn, ông đã truyền lại cho hậu thế tư tưởng về võ sĩ đạo của mình qua cuốn sách Hagakure.

Ngay từ lúc ra đời, Hagakure bị cẩn tắc xem là “sách cấm”, chỉ lưu hành kín trong giới võ sĩ của phiên Saga. Thế nhưng suốt hai thế kỷ sau đó, tư tưởng của cuốn sách đã âm thầm lan tỏa trong lòng nước Nhật Bản phong kiến và từ đó góp phần hình thành đế quốc Nhật Bản quân phiệt có tầm vóc thế giới. Hagakure được phổ biến rộng rãi ở Nhật vào thời kỳ trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi Nhật Bản thua trận năm 1945, cuốn sách một lần nữa bị cấm đoán do bị “hiểu sai” là kích động chủ nghĩa quân phiệt.

Giữa những năm 1960, Hagakure là nguồn cảm hứng để nước Nhật trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Đến thập niên 1980, thế giới phương tây một lần nữa tò mò về nước Nhật hùng mạnh về kinh tế, Harakuge lại được tìm đọc, phân tích, và tiếp tục được ngưỡng mộ cả trong và ngoài nước Nhật. 

Bằng cách kể và bình luận các châm ngôn và sự kiện quá vãng, Yamamoto  Tsunetomo truyền lại cho hậu thế các tư tưởng cốt yếu của võ sĩ đạo cũng như các chỉ dẫn về cách sống, cách phụng sự của tầng lớp samurai thời chiến.

Sử gia thành danh như Furukawa Tetsushi và nhà văn như Mishima Yukio đều ca tụng Hagakure là đại biểu cho những khía cạnh đẹp đẽ, tinh tế nhất của văn hóa Nhật mà đáng tiếc đã bị nhổ sạch không bàn cãi trong giai đoạn mới đầu hậu chiến.

Ra đời vào đầu thế kỷ 18. cuốn sách này ca ngợi cái chết và tinh thần lao vào cái chết (cuồng tử) của giới samurai Nhật Bản thời chiến.

Tinh thần cuồng tử ấy lại dựa trên lòng trung thành với chủ tướng, hiếu nghĩa với cha mẹ, chung thủy với người vợ, hay người tình.

Đồng thời sách cũng hướng dẫn cách thực hành để làm một samurai đúng nghĩa: các phép tắc ứng xử, hành xử, thái độ sống, nề nếp sống mà các samurai phải áp dụng trong đời thường.

Tác giả

Yamamoto Tsunetomo (1659–1719) là samurai tùy tùng của lãnh chúa Nabeshima Mitsushige, thuộc phiên Saga (nay là tỉnh Saga Nhật Bản).

Tashiro Tsuramoto ((1632–1700) là một học giả của phiên Saga, ghi chép, tổng hợp các lời giáo huấn của Tsunetomo từ năm 1709 đến năm 1716 thành bộ tuyển tập Hagakure Kikigagi.


Thư Viện Tài Liệu

Trung Tâm Tứ Hải

Liên Hệ

25/25 Nguyễn Bỉnh Khiêm,
P. Bến Nghé, Q.1, Hồ Chí Minh

+84 91 657 90 68
ltrucanh@gmail.com