TS. Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo – nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực – Ảnh: HỒNG QUÂN

Một nghiên cứu toàn diện về thế hệ trẻ Việt Nam

Nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam phỏng vấn và khảo sát 1.200 người Việt từ 16 đến 30 tuổi đến từ các vùng địa lý và các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây là dự án nghiên cứu toàn diện đầu tiên của Hội đồng Anh về thái độ của giới trẻ đối với các vấn đề liên quan như: giáo dục và việc làm, môi trường, đời sống xã hội và công nghệ.

Nổi bật trong báo cáo, nhiều bạn trẻ đã đưa ra các đề xuất, giải pháp cho một vấn đề xã hội đang được quan tâm hiện nay – vấn nạn tham nhũng. Các bạn cho rằng cần tăng thu nhập cán bộ cơ quan Nhà nước, quy trình xử phạt minh bạch… từ đó hạn chế tình trạng tham nhũng.

Báo cáo cũng cho biết, 77% người trẻ được phỏng vấn có quan điểm tích cực về hệ thống giáo dục Việt Nam, đã chuẩn bị tốt cho cuộc sống mọi người, thay đổi kinh tế xã hội, tạo nhiều nghề nghiệp tốt hơn, cải thiện chuẩn mức sống.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thụ hưởng nền giáo dục nước ngoài có việc làm tốt hơn bạn bè trang lứa trong nước, 73% số người khảo sát cho biết.

Thế hệ trẻ cần chuẩn bị sẵn sàng cho 10, 15 năm tới

Trong khuôn khổ tọa đàm, TS. Bùi Văn Linh cho biết sự phát triển phải có cốt lõi là nguồn nhân lực, “đội quân đông nhưng không có kỹ năng thì không có chiến thắng lớn được” – ông nhấn mạnh.

Ông Linh cũng cho biết, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chiếm gần 1/4 dân số (gần 24 triệu học sinh, sinh viên). Trong 10, 15 năm tới, trụ cột quan trọng nhất là luật Giáo dục 2019. Ngày nay, học sinh, sinh viên phải có tư duy phản biện, hoàn thiện tư duy, tự thích ứng với thay đổi môi trường xã hội.

“Để các bạn trẻ ra trường rồi mới xây dựng các kỹ năng chuyển đổi là rất muộn. Phải bắt đầu từ mầm non, việc phát triển các kỹ năng tình cảm xã hội (giao tiếp với nhau, tư duy phản biện, làm việc nhóm, …) giúp thế hệ trẻ có sự chuẩn bị trong 10, 15 năm tới có những công việc gì, tự thích ứng, tự đáp ứng các môi trường khác nhau – bà Hoàng Vân Anh – giám đốc Các chương trình Giáo dục vã Xã hội, Hội đồng Anh tại Việt Nam – khẳng định.

‘Đội quân đông nhưng không có kỹ năng thì không có chiến thắng lớn được’ - Ảnh 2.

Bà Hoàng Vân Anh – Giám đốc Các chương trình Giáo dục vã Xã hội, Hội đồng Anh tại Việt Nam phát biểu tại chương trình – Ảnh: HỒNG QUÂN

Không có môn học kỹ năng chuyển đổi chuyên biệt mà cần các thầy cô thay đổi, xây dựng hệ thống giáo dục – bà Vân Anh nhấn mạnh.

Tiếng nói của thế hệ cần được lắng nghe

Ông Gareth Ward – Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam – phát biểu: Ngày nay, thế hệ trẻ muốn tiếng nói của họ được lắng nghe, đó là điểm chung mọi quốc gia trên thế giới, quan tâm sự thay đổi xã hội, vấn đề tinh thần khởi nghiệp, tính tự do, giá trị cá nhân, môi trường…”.

‘Đội quân đông nhưng không có kỹ năng thì không có chiến thắng lớn được’ - Ảnh 3.

Ông Gareth Ward – Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam – cho rằng, thế hệ trẻ Việt Nam có thái độ tích cực trong công việc, ngoại ngữ đã được cải thiện rất nhiều, có nhiều cơ hội hơn thế hệ trước – Ảnh: HỒNG QUÂN

Bà Donna Mc Gowan – giám đốc Hội đồng Anh tại Việt Nam – cho biết việc nghiên cứu thế hệ trẻ được thực hiện tại 10 quốc gia, tiếng nói của những người trẻ sẽ là những gợi ý, giải pháp để giải quyết các vấn đề trong xã hội.

PGS.TS Trần Xuân Bách – Tổng thư ký mạng lưới tri thức trẻ toàn cầu Việt Nam – cho rằng: “Thế hệ trẻ tương lai là những người thụ hưởng chính những gì chúng ta đầu tư ngày hôm nay, nền giáo dục đổi mới hơn, cơ hội rộng mở hơn, sinh ra trong môi trường toàn cầu hóa”.

Đại diện cho tiếng nói của thế hệ trẻ, Trần Việt Anh – người sáng lập diễn đàn Spiderum – cho rằng, mạng xã hội là nguồn thu thập thông tin rất nhanh, càng ngày càng có nhiều vai trò trong cuộc sống người trẻ. Nhưng chúng ta đang thiếu sự dẫn dắt từ gia đình.

Một vấn đề nữa, đó là ngày xưa khi không có Internet, chúng ta thiếu thông tin còn ngày nay là thừa thông tin, thiếu màng lọc sẽ có ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ về các vấn đề xã hội.


Thư Viện Tài Liệu

Trung Tâm Tứ Hải

Liên Hệ

25/25 Nguyễn Bỉnh Khiêm,
P. Bến Nghé, Q.1, Hồ Chí Minh

+84 91 657 90 68
ltrucanh@gmail.com