Các em không được chọn nơi sinh ra, nhưng các em có quyền được học chữ - Ảnh 1.

Các em học sinh miền núi ở Hòa Bình tới thủ đô Hà Nội, gửi lời chúc mừng đến các thầy cô giáo được tuyên dương – Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Tối 16-11, các gương thầy, cô giáo tiêu biểu đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy cho con em đồng bào dân tộc vùng khó tụ hội về Hà Nội tham dự lễ tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2019.

Đó là 63 thầy, cô giáo đang trực tiếp đứng lớp “gieo chữ” cho các em học sinh dân tộc thiểu số đã chọn việc khó khăn để nhiều người được làm việc nhẹ nhàng, chọn cuộc sống gian khổ để viết nên bài học thiêng liêng về tình nghĩa thầy trò.

Chương trình do Bộ Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Dân tộc, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức, ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy giáo, cô giáo. Họ là những tấm gương dành nhiều công sức và tâm huyết, vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Các em không được chọn nơi sinh ra, nhưng các em có quyền được học chữ - Ảnh 2.

Những món quà của các em học sinh miền núi là những lời ca, tiếng hát gửi đến các thầy, các cô nhân ngày 20-11 – Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Các thầy cô giáo chia sẻ những câu chuyện xúc động về hành trình bám bản, bám lớp. Thầy trò có bữa no, bữa đói, chăn áo không đủ ấm mà vẫn bám trụ nơi bản làng vùng cao xa xôi hẻo lánh, cùng vận động các em đến trường, dạy dỗ các em nên người.

Thầy giáo Vì Mộng Hoàng (ở Cao Bằng) kể rằng từng có ý định… bỏ trốn ngay ngày đầu về công tác ở huyện vùng cao. Nhưng đến một ngày 20-11 thầy nhận được những bó hoa dại của trò, thầy còn xuất hiện trong bài văn tả người thân yêu của trò… Đó là những động lực giúp thầy giáo trẻ quyết định ở lại bám bản gieo con chữ.

“Hằng ngày đến trường đến lớp, trò chuyện với các em rất vui. Các em không được lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng các em được chọn thực hiện ước mơ của mình. Thầy cô là người giúp các em thực hiện ước mơ đó”, thầy giáo trẻ chia sẻ.

Các em không được chọn nơi sinh ra, nhưng các em có quyền được học chữ - Ảnh 3.

Bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, xúc động nhớ lại hình ảnh các thầy cô giáo gieo chữ nơi bản làng nơi bà sinh sống cách đây 60 năm – Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Ghi nhận những nỗ lực của thầy cô giáo dạy trẻ miền núi, bà Tòng Thị Phóng, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội, cho rằng các thầy cô giáo được tuyên dương là người không chỉ mang chữ, kiến thức văn hóa đến vùng miền núi, mà còn góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, luôn là tấm gương sáng cho học trò noi theo.

“Đồng bào và các bậc phụ huynh đã gọi các thầy, cô là những người gieo chữ trên mây, cõng chữ lên núi, lên non” – bà Tòng Thị Phóng nói.

Các em không được chọn nơi sinh ra, nhưng các em có quyền được học chữ - Ảnh 4.

Tuyên dương 63 thầy, cô giáo gieo chữ cho con em dân tộc thiểu số trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019 – Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội đề nghị các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân tiếp tục quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ các chương trình hỗ trợ thầy và trò ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi biên giới, hải đảo…, đồng thời hỗ trợ các thầy giáo, cô giáo có điều kiện thuận lợi hơn trong giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn.

Anh Lê Quốc Phong, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, cũng chia sẻ: “Khi chọn nghề giáo, các thầy cô đã lựa chọn vất vả, khó khăn. Chọn làm những người truyền đạt tri thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số lại tiếp tục là lựa chọn đòi hỏi nhiều hi sinh hơn”.

Các em không được chọn nơi sinh ra, nhưng các em có quyền được học chữ - Ảnh 5.

Anh Lê Quốc Phong, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam – Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khẳng định Chia sẻ cùng thầy cô mong muốn góp tiếng nói, hành động cụ thể, thiết thực để truyền thống quý báu tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn được giữ gìn, lan tỏa trong thanh niên, xã hội.

Gieo chữ ở Gieo chữ ở ‘Trường Sa cạn’

TTO – Ngày tuần tra đường biên, đêm xuống các chiến sĩ biên phòng ở vùng cực bắc Tổ quốc lại ngược đèo, vượt núi đến các lớp xóa mù chữ nằm sâu trong hẻm núi.


Nguồn bài viết: tuoitre.vn

Thư Viện Tài Liệu

Trung Tâm Tứ Hải

Liên Hệ

25/25 Nguyễn Bỉnh Khiêm,
P. Bến Nghé, Q.1, Hồ Chí Minh

+84 91 657 90 68
Nhapdiem.tuhai@gmail.com